Uncategorized

KHÔNG CÓ KINH NGHIỆM, BIẾT VIẾT CV NHƯ THẾ NÀO?

KHONG CO KINH NGHIEM, BIET VIET CV NHU THE NAO?
CV

“Nếu em chẳng có bất kì một kinh nghiệm làm việc gì, thì em biết viết gì vào CV đây?”. Đây là câu hỏi mà Tin Học Số cũng từng gặp rất nhiều tại các buổi nói chuyện, tư vấn cho sinh viên. Hy vọng những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn chưa/ hoặc có ít kinh nghiệm làm việt biết cách “tận dụng” các thông tin để viết vào CV của các bạn.
Phần lớn nhà tuyển dụng KHÔNG cho rằng kinh nghiệm là yếu tố hàng đầu khi tuyển dụng các vị trí sinh viên thực tập/ part-time/ mới tốt nghiệp. Vì vậy, bạn không nên vội từ bỏ vị trí mình mong muốn chỉ bởi chưa có kinh nghiệm. Điều bạn cần làm là “HƯỚNG” nhà tuyển dụng chú ý vào những điểm mạnh khác mà bạn đang có.

💵1. Trình bày đầy đủ các thông tin cơ bản của một CV
Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Trình độ học vấn, Kỹ năng… mức độ quan trọng của các mục thông tin này không thua kém so với kinh nghiệm làm việc. Đừng “dại dột” trình bày sơ sài, qua loa sẽ làm cho CV của bạn bị mất điểm.

💵2. Thay thế kinh nghiệm làm việc bằng các hoạt động học tập/ xã hội
Hãy viết về các bài tập nhóm thực hiện ở lớp, hoặc các dự án/ bài tập lớn mà bạn đã thực hiện có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ: Bạn đang ứng tuyển vị trí trợ lý Marketing, yêu cầu có kinh nghiệm Marketing trên các kênh Mạng xã hội. Bạn có thể liệt kê trong kinh nghiệm của mình khi tham gia ban truyền thông của một CLB ở trường. Hãy nói cho nhà tuyển dụng biết, bạn đóng vai trò gì trong nhóm: người lên ý tưởng/ viết bài/ đăng bài trên Fanpage CLB…. Hoặc bạn có thể liệt kê các công việc bán thời gian/ tự kinh doanh có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

💵3. Viết CV theo một cách khác
Bạn không nhất thiết phải luôn trình bày các công việc bạn đã từng làm theo thứ tự thời gian như các CV truyền thống. Hãy đưa thông tin nào quan trong nhất lên đầu tiên, hay đưa các công việc/dự án có liên quan nhiều đến vị trí ứng tuyển đưa lên trước, và thông tin nào ít liên quan hơn thì để sau.
Với các bạn sinh viên năm 1,2 – nhà tuyển dụng có thể suy xét khi bạn chưa có bất kì một kinh nghiệm làm việc nào. Tuy nhiên, với các bạn năm 4, khả năng hồ sơ bị loại là 90% nếu các ứng viên khác trội hơn bạn tại mục thông tin này. ĐỪNG ĐỂ MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG. Với những bạn chưa có kinh nghiệm làm việc, hãy tự tạo kinh nghiệm cho mình ngay từ bây giờ. Các bạn có thể tìm công việc thực tập ở một số công ty nhỏ hoặc các CLB/ tổ chức phi chính phủ ngay khi còn là sinh viên năm 1,2. Kinh nghiệm bạn học được có thể không phải là kỹ năng chuyên môn, nhưng các kỹ năng: giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm… sẽ chính là điểm mạnh của bạn trước nhà tuyển dụng & các ứng viên cạnh tranh.

Chúc các bạn thành công 

Còn rất nhiều mẹo tin học, các bạn xem ngay tại đây!

Related Articles

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Back to top button